Rss

30 thg 6, 2015

Các cách nhập dữ liệu từ bàn phím trong Java

Nhớ ngày đầu mình học Java phải viết trương trình giải phương trình bậc 2 mà không biết làm thế nào để nhập tham số từ bàn phím, nay mình sẽ hướng dẫn các bạn nhập dữ liệu từ bàn phím, giống như truyền kinh nghiệm vậy :v . Có 1 số cách nhập dữ liệu từ bàn phím nhưng với các bạn mới học lập trình Java mình sẽ đưa ra cách phổ biến và dễ sử dụng nhất: Dùng lớp Scanner để nhập dữ liệu từ bàn phím trong Java.
Ngoài ra nếu các bạn hứng thú muốn biết các cách nhập dữ liệu từ bàn phím khác thì nên tham khảo các bài viết sau :

Nhập dữ liệu trong Java sử dụng lớp Scanner

Scanner là một lớp mới có hình như là từ java 6 thì phải chứ những phiên bản 3 thì chưa có. Do được sinh sau nên nó có nhiều cái tiến bộ hơn hẳn những đàn anh đi trước (BufferReader, JOptionPane). Scanner hơn đàn anh là vì nó phân loại đc dữ liệu mà người dùng nhập vào cho nó.Chẳng hạn nó có thể đọc kiểu int hay float, double,..
Dưới đây là 1 đonạ code mẫu về nhập dữ liệu từ bàn phím sử dụng Scanner, các bạn hãy xem qua và chạy thử, sau đó hãy đọc phần code giải thích của mình phía dưới, như thế các bạn sẽ hiểu hơn.

GetInputFromKeyboard.java
 
package com.cafeitvn.inputdemo;
/**
*
* @author CAFEITVN.COM
*/
import java.util.Scanner;
 
public class GetInputFromKeyboard {
 
public static void main(String[] args) {
// Tạo một đối tượng Scanner
Scanner scanIn = new Scanner(System.in);
// Biến name
String name = "";
// Biến age
int age = 0;
// Tiến hành đọc từ bàn phím, ấn phím enter để kết thúc
try {
System.out.println("Hãy nhập tên của bạn:");
name = scanIn.nextLine();
System.out.println("Hãy nhập tuổi của bạn:");
age = scanIn.nextInt();
} catch (Exception e) {
System.out.println("Error!");
}
// hiển thị tên
System.out.println("Bạn tên là : " + name + ".");
System.out.println("Tuổi của bạn là : " + age + ".");
}
}

Mỗi lần các bạn muốn nhận dữ liệu nhập từ bàn phím của người dùng, bạn chỉ cần khai báo 1 đối tượng Scanner và truyền vào System.in. Sau đó các bạn gọi phương thức nextLine() của đối tượng Scanner thì Java sẽ tự động yêu cầu người dùng nhập dữ liệu và dùng phím enter để kết thúc nhập.

Một số phương thức của lớp Scanner

Đây là một số phương thức của lớp Scanner, nó sẽ trả về tương ứng kiểu dữ liệu mà bạn gọi:
  • nextInt() : trả về kiểu int
  • nextFloat() : trả về kiểu float
  • nextBoolean() : trả về kiểu boolean
  • nextByte() : trả về kiểu byte
  • nextLine() : trả về kiểu String.

Nhập dữ liệu từ bàn phím sử dụng bufferReader

Hẳn các bạn đã tham khảo qua bài viết hướng dẫn nhập dữ liệu từ bàn phím sử dụng lớp Scanner trong Java trong loạt bài hướng dẫn lập trình Java từ cơ bản đến nâng cao tại website cafeitvn.com. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn 1 cách khác để nhập dữ liệu từ bàn phím trong Java đó là sử dụng lớp BufferReader.


Ví dụ Sử dụng BufferReader trong Java

BufferReader là một lớp dùng để đọc dữ liều từ bàn phím hay từ file.Có thể dùng lớp này để đọc một chuỗi một mảng hoặc một kí tự.Để hiểu lớp này bạn xem đoạn code sau:
import java.io.BufferedReader;
import java.io.IOException;
import java.io.InputStreamReader;
public class GetInputFromKeyboard {
public static void main(String[] args) {
// Tạo một đối tượng BufferedReader
BufferedReader dataIn = new BufferedReader(new
InputStreamReader( System.in) );
// Biến name
String name = "";
System.out.println("Please Enter Your Name:");
// Tiến hành đọc từ bàn phím
try{
name = dataIn.readLine();
}catch( IOException e ){
System.out.println("Error!");
}
// hiển thị tên
System.out.println("Hello " + name +"!");
}
}


Tham số đầu vào của BufferReader có thể là InputStreamReader hoặc FileReader (Dùng để đọc file).

Một số phương thức của lớp BufferReader

  • read() : đọc một kí tự.
  • readLine() : đọc một dòng text.

Nhập dữ liệu từ bàn phím sử dụng JOptionPane

Hẳn các bạn đã tham khảo qua bài viết hướng dẫn nhập dữ liệu từ bàn phím sử dụng lớp Scanner trong Java trong loạt bài hướng dẫn lập trình Java từ cơ bản đến nâng cao tại website cafeitvn.com. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn 1 cách khác để nhập dữ liệu từ bàn phím trong Java đó là sử dụng lớp JOptionPane.


Ví dụ Sử dụng JOptionPanetrong Java

JOptionPane là một lớp thừa ké từ lớp JComponent.Khi biên dịch program thì nó sẽ hiện lên một dialog box cho phép cho ta nhập dữ liệu.

import javax.swing.JOptionPane;
public class InputFromKeyboardJOptionPane {
public static void main(String[] args) {
String name = "";
name=JOptionPane.showInputDialog("Please enter your name");
String msg = "Hello " + name + "!";
JOptionPane.showMessageDialog(null, msg);
System.out.println("Name is:"+msg);
}
}
 

Một số phương thức của JOptionPane

  • showConfirmDialog() : Hiển thị một câu hỏi lựa chọn giống như yes no cancel
  • showInputDialog() : Hiển thị box nhập
  • showMessageDialog() : Báo cho người dùng một sự kiện vừa xảy ra.
Trên đây là một số hướng dẫn của mình giúp các bạn nhập dữ liệu từ bàn phím vào chương trình Java. Các bạn hãy chia sẻ bài viết lên facebookgoogle để bạn bè cùng học Java. Hãy chia s để tạo một môi trường học tập Java tốt nhất cho người việt. 
Nguồn : Cafeitvn.com

16 thg 6, 2015

10 phần mềm nguồn mở tốt nhất cho người dùng PC

(PCWorldVN) Những ứng dụng nguồn mở miễn phí nổi bật dưới đây phù hợp cho hầu hết người dùng Linux thông thường. Đồng thời, chúng cũng có phiên bản cho các nền tảng khác, kể cả hệ điều hành Windows.


Tìm kiếm những phần mềm mới là một việc khá dễ dàng đối với người dùng hệ điều hành Linux. Nền tảng máy tính này cung cấp nhiều ứng dụng mã nguồn mở mạnh mẽ, dễ dùng và đáp ứng cho tất cả mọi nhu cầu bạn cần. Chỉ cần một vài cú nhấp chuột trong trình quản lý gói phân phối ứng dụng của Linux là bạn sẽ tìm được các chương trình miễn phí. Đặc biệt, bạn có thể sử dụng ngay dễ dàng mà không cần phải trải qua quá trình cài đặt phức tạp như vẫn thường làm trong Windows. 
1. Chromium
Hầu hết các gói ứng dụng Linux đều tích hợp Mozilla Firefox làm trình duyệt mặc định. Tuy nhiên, người dùng Linux vẫn có một lựa chọn khác là Chromium. Đây là phiên bản mã nguồn mở của trình duyệt Google Chrome và trang bị hầu hết các tính năng của Chrome, bao gồm cả tính năng đồng bộ hóa với tài khoản Google của bạn.
Chromium cho phép chạy đồng thời nhiều tab riêng biệt.
Chromium được đánh giá xử lý khá mượt mà với kiến trúc đa nhiệm, cho phép chạy đồng thời nhiều thẻ (tab) riêng biệt. Đặc biệt, nếu một trang web bị lỗi crash thì các thẻ khác trong trình duyệt Chromium vẫn không bị ảnh hưởng.
2. LibreOffice 
LibreOffice là một phần của dự án OpenOffice.org và bộ phần mềm văn phòng này hiện đã được tích hợp vào trình quản lý gói ứng dụng mặc định của Linux. LibreOffice bao gồm 6 ứng dụng văn phòng Writer, Calc, Impress, Draw, Math và Base, hỗ trợ việc soạn thảo văn bản, làm việc với bảng tính, slide trình chiếu, quản lý cở sở dữ liệu và nhiều chức năng khác.
Bộ phần mềm LibreOffice cũng có khả năng tương thích với tài liệu Microsoft Office.
Bộ phần mềm này cũng có khả năng tương thích với các tài liệu Microsoft Office. Bạn còn có thể nhận được nhiều tài liệu miễn phí và sự trợ giúp từ cộng đồng người dùng rộng lớn của LibreOffice và cũng có thể tham gia cùng với nhóm phát triển này để phát triển ứng dụng.
3. Thunderbird 
Mozilla Thunderbird là một chương trình quản lý email lý tưởng cho người dùng Linux thông thường. Đây được xem như là một giải pháp thay thế cho ứng dụng Outlook quen thuộc của Microsoft.
Bạn có thể đồng bộ lịch trong Mozilla Thunderbird với dịch vụ trực tuyến Google Calendar.
Phần mềm này cung cấp tính năng gửi nhận email cơ bản, lập lịch và lên kế hoạch các công việc cần làm cho người dùng văn phòng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đồng bộ lịch trong Mozilla Thunderbird với các dịch vụ trực tuyến như Google Calendar.
4. Pidgin 
Pidgin là một ứng dụng chat đáng tin cậy và hoạt động tốt cho nền tảng Linux. Nó có thể kết nối với Google Talk (Hangouts), AIM, Yahoo Messenger, IRC và các dịch vụ chat khác, bao gồm bất kỳ dịch vụ nào có hỗ trợ chuẩn XMPP (Jabber) mở.
Pidgin có thể kết nối với các dịch vụ chat khác.
Vấn đề lớn nhất của Pidgin là không thể hoạt động với các mạng chat “đóng”. Facebook sẽ đóng cổng XMPP của họ nên sắp tới Pidgin có thể không còn hỗ trợ chat Facebook nữa. Bên cạnh đó, Pidgin cũng không thể kết nối với mạng Skype đóng của Microsoft.
5. VLC 
Máy tính cá nhân là thiết bị không chỉ để làm việc mà còn có chức năng phục vụ nhu cầu giải trí. Do đó, một trình phát đa phương tiện là ứng dụng không thể thiếu đối với người dùng. Linux dĩ nhiên có sẵn trình phát video đơn giản tích hợp và có thể phục vụ tốt nhu cầu xem phim. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cài thêm phần mềm VLC với nhiều tính năng hơn.
VLC có những tính năng hữu ích mà các trình phát đa phương tiện khác không có.
VLC có thể được cài đặt và chạy mà không đòi hỏi thêm bất kỳ bộ giải mã nào. Ngoài ra, VLC còn có đầy đủ những tính năng hữu ích mà bạn không thể tìm thấy trong các trình phát đa phương tiện khác.
6. Shotwell 
Đây là phần mềm dùng để quản lý ảnh kỹ thuật số. Shotwell có thể tự động sao chép ảnh từ camera đang được kết nối vào máy tính và cho phép người dùng quản lý thư viện ảnh của họ. Phần mềm này cũng sở hữu một số công cụ hiệu chỉnh ảnh dễ dùng. 
Shotwell là phần mềm dùng để quản lý ảnh kỹ thuật số.
Sau khi đã chỉnh sửa ưng ý với những bức ảnh của mình, bạn có thể dùng Shotwell để xuất bản ảnh hay cả video lên các dịch vụ trực tuyến như Facebook, Flickr, Google+ hoặc YouTube. Shotwell được đánh giá là đơn giản nhưng cung cấp mọi thứ mà một người dùng phổ thông cần đến.
7. GIMP 
Khác với phần mềm Shotwell với các công cụ hiệu chỉnh ảnh đơn giản, GIMP là một trình biên tập ảnh cao cấp hơn dành cho người dùng chuyên nghiệp.
Giao diện khá phức tạp nhưng dù sao GIMP cũng đã được cải tiến qua nhiều năm nay. Bên cạnh đó, GIMP còn cung cấp chế độ cửa sổ đơn để giảm sự phức tạp. Chỉ cần nhấn vào trình đơn Windows > Single-Window Mode để chuyển sang chế độ này.
GIMP là một trình biên tập ảnh cao cấp dành cho người dùng chuyên nghiệp.

8. Deluge 
uTorrent hiện vẫn chưa có phiên bản cho Linux nhưng người dùng thích tải BitTorrent vẫn có nhiều chọn lựa thay thế. Deluge là một trong những trình tải torrent nguồn mở tốt nhất hiện nay cho người dùng Linux.
Deluge hiện là một trong những trình tải torrent nguồn mở tốt nhất cho người dùng Linux.
Ứng dụng này cung cấp giao diện đơn giản và một hệ thống plug-in mạnh mẽ, quen thuộc đối với nhiều người dùng uTorrent. Tuy nhiên, Deluge được cho là còn thiếu một vài tính năng cần thiết cho người dùng BitTorrent cao cấp.
9. VirtualBox
Bạn đang muốn chạy các phần mềm Windows trong môi trường Linux. VirtualBox là một giải pháp nguồn mở đáng tin cậy cho mục đích này. Đây là một chương trình máy ảo có thể chạy hệ điều hành Windows trong một cửa sổ Linux. Tuy vậy, người dùng vẫn cần đến đĩa cài đặt và mã bản quyền Windows khi thực hiện.
VirtualBox là một chương trình máy ảo có thể chạy hệ điều hành Windows trong một cửa sổ Linux.
VirtualBox được đánh giá là có khá nhiều tính năng phong phú, hiệu năng cao, phù hợp cho cả người dùng cá nhân lẫn doanh nghiệp để chạy đa nền tảng trên máy tính. Việc chia sẻ thông tin giữa các hệ điều hành cũng rất dễ dàng nhờ vào khả năng chia sẻ nội dung của bộ nhớ đệm clipboard cũng như tính năng kéo thả tập tin vào máy ảo.
10. Clementine 
Linux có rất nhiều trình phát nhạc tuyệt vời và Clementine là một trong số đó. Lấy cảm hứng từ phiên bản gốc của Amarok, Clementine được tích hợp những tính năng để nghe thư viện nhạc cục bộ trên máy tính của bạn lẫn các dịch vụ radio phát thanh trực tuyến và podcast.
Clementine là một trong số những trình phát nhạc tuyệt vời của Linux.
Ứng dụng cũng có khả năng di chuyển tập tin qua lại giữa các thiết bị di động và để bàn, giúp cung cấp một trải nghiệm nghe nhạc mạnh mẽ và chuyên nghiệp hơn.  

10 điều cần biết trước khi nâng cấp lên Windows 10

(PCWorldVN) Ngày phát hành, giá, khả năng tương thích cùng một số tính năng mới là những thông tin đáng giá cho người dùng cân nhắc trước khi quyết định nâng cấp lên hệ điều hành Windows 10.


1. Thời gian phát hành và giá bán
Người dùng Windows 7 và Windows 8.1 sẽ được nâng cấp miễn phí trong vòng năm đầu tiên.
Theo thông tin từ Microsoft, hệ điều hành Windows 10 sẽ chính thức được phát hành từ ngày 29/7/2015 và người dùng máy tính đang chạy Windows 7 hay Windows 8.1 sẽ được nâng cấp miễn phí trong vòng một năm đầu tiên. Với người dùng các phiên bản Windows cũ hơn hay không nâng cấp trong thời hạn một năm đầu, Microsoft có các tùy chọn bản Windows 10 Home giá 119 USD và Windows 10 Pro giá 199 USD.
2. Khả năng tương thích
Nếu máy tính của bạn chỉ vài năm tuổi và đang chạy Windows 7 hay Windows 8.1 thì vẫn có thể nâng cấp lên Windows 10. Yêu cầu cấu hình phần cứng tối thiểu cho Windows 10 là bộ xử lý 1GHz, bộ nhớ RAM tối thiểu 1GB và dung lượng ổ cứng còn trống 16GB. Một số thiết bị cũ như ổ đĩa mềm sẽ không được Windows 10 hỗ trợ. Một vài phần mềm cũng không tương thích với hệ điều hành mới này.
3. Hợp nhất cho mọi thiết bị
Windows 10 sẽ trở thành hệ điều hành hợp nhất cho mọi thiết bị.
Mục tiêu cuối cùng của Microsoft là biến Windows 10 trở thành hệ điều hành hợp nhất dành cho mọi thiết bị. Phiên bản Windows mới sẽ biết khi nào bạn đang tương tác với bàn phím và chuột hoặc đang sử dụng màn hình cảm ứng để có hồi đáp phù hợp. Nếu đang sử dụng bàn phím và chuột, bạn sẽ có được trải nghiệm Windows tiêu chuẩn. Nhưng nếu đang sử dụng máy tính bảng, bạn sẽ có giao diện các ứng dụng toàn màn hình và trình đơn Start Menu hỗ trợ thao tác bằng ngón tay.
4. Ứng dụng
Một mục tiêu khác của Microsoft là giúp người dùng có thể mua ứng dụng từ cửa hàng Windows Store một lần duy nhất rồi sau đó có thể sử dụng trên mọi thiết bị. Những ứng dụng này cũng sẽ thích hợp cho mọi thiết bị bạn đang sử dụng, cho dù là máy tính bảng hoặc máy tính PC. Bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office cũng được thiết kế để mang lại trải nghiệm quen thuộc trên mọi thiết bị. Giờ đây, bạn có thể chỉnh sửa bảng tính Excel, soạn thảo văn bản Word và trình chiếu slideshow PowerPoint trên thiết bị di động giống như trên laptop hay máy tính để bàn.
5. Ứng dụng Modern toàn màn hình
Tthiết bị 2-trong-1 Surface Pro 3 có thể tự động chuyển đổi giao diện tùy thuộc vào chế độ hoạt động.
Những ứng dụng toàn màn hình với giao diện thiết kế cho thiết bị màn hình cảm ứng lần đầu tiên được trình làng trong Windows 8 và được biết đến với cái tên là giao diện Metro hay Modern. Trong Windows 10, những ứng dụng toàn màn hình này là một tùy chọn. Nhờ vào tính năng mới với tên gọi là Continuum, nền tảng cho phép tự động thực hiện chuyển đổi giao diện tùy thuộc vào chế độ hoạt động laptop hay máy tính bảng. Chẳng hạn, nếu đang sử dụng thiết bị 2-trong-1 như Surface Pro 3, bạn có thể thấy giao diện Desktop chuẩn của Windows 10 khi đặt thiết bị lên đế bàn phím để sử dụng như laptop. Tuy nhiên, nếu tháo rời thiết bị ra khỏi đế để sử dụng như tablet, hệ điều hành sẽ cho phép bạn chuyển sang chế độ thao tác trên màn hình cảm ứng.
6. Có thể sử dụng lại các ứng dụng Modern đã mua
Các ứng dụng Modern hiện tận dụng lợi thế của tính năng Continuum tự động trong Windows 10, vì vậy bạn không cần lo lắng về việc đó. Khi đang ở trong chế độ tablet, những ứng dụng này sẽ hiển thị như thông thường. Trong khi đó, nếu chuyển sang chế độ desktop, chúng sẽ chuyển đổi thành một cửa sổ ứng dụng bình thường và bạn có thể kéo quanh tùy ý.
7. Trình đơn Start Menu
Giao diện Start Menu hoàn toàn mới trong Windows 10.
Nếu không thích màn hình Start Screen của Windows 8, bạn may mắn sẽ được tận hưởng giao diện Start Menu hoàn toàn mới trong Windows 10 với một loạt biểu tượng ứng dụng nằm gọn gàng bên trái. Tuy nhiên, nếu thích phong cách của Windows 8 thì vẫn có một vài tính năng tương tự còn được giữ lại. Trong Windows 10, trình đơn Start Menu mới sẽ kết hợp với giao diện ô vuông Live Tile và có thể được tùy biến.
8. Trình duyệt Internet Explorer vẫn tồn tại
Internet Explorer vẫn là một phần của Windows 10 nhưng song song đó Microsoft còn giới thiệu thêm một trình duyệt mới với tên gọi là Microsoft Edge. Ứng dụng mới sẽ cung cấp tất cả tính năng mà người dùng mong đợi từ một trình duyệt hiện đại, trong đó có hỗ trợ các tiện ích mở rộng, chế độ Reading Mode để tóm tắt nội dung các trang web và một cơ chế tải nhanh khi đang duyệt web. Trình duyệt mới vẫn sử dụng tên mã Project Spartan trong phiên bản Windows 10 Build 10130 mới phát hành gần đây và vẫn đang được Microsoft hoàn thiện các tính năng.
9. Trợ lý kỹ thuật Cortana
Trợ lý kỹ thuật số Cortana được đưa từ nền tảng di động lên phiên bản Windows 10.
Microsoft đã mang trợ lý ảo kỹ thuật số Cortana từ nền tảng di động lên phiên bản Windows 10 cho máy tính PC. Chỉ cần nói “Hey, Cortana” sau khi bật tính năng nhận dạng giọng nói là bạn có thể ra lệnh cho máy tính tìm kiếm đường đi hay cung cấp thông tin thời tiết. Cortana cũng có thể gửi email hay tin nhắn đến những người mà bạn muốn. Tuy nhiên, tính năng này vẫn chưa sẵn sàng trong phiên bản Windows 10 Technical Preview.
10. Những cải tiến khác
Windows 10 có thêm tính năng Snap cho phép bạn nhanh chóng sắp xếp các ứng dụng cạnh nhau, với bố cục chia màn hình có thể chứa đến bốn ứng dụng cùng lúc. Nền tảng mới của Microsoft cũng hỗ trợ cho nhiều máy ảo, vì vậy bạn có thể giữ các ứng dụng cho công việc một nơi và nhanh chóng quay trở lại màn hình giải trí khi cần thiết. Ngoài ra, phiên bản Windows 10 còn có nút để xem các tác vụ đang chạy trên thanh Taskbar. Khi nhấn vào đó, bạn sẽ thấy được nhanh chóng tất cả các tập tin, cửa sổ và màn hình Desktop đang mở.
Nguồn : PC World VN

5 Xu hướng phát triển phần mềm

(PCWorldVN) Công nghệ không chỉ thay đổi cách chúng ta giao tiếp, trao đổi thông tin và phương thức truyền thông, mà còn tạo ra công ăn việc làm trong các lĩnh vực mà chúng ta không thể tưởng tượng ở thời điểm 10 năm trước.


5 năm trước, kỹ sư phần mềm có thể dễ dàng kiếm công việc với các kỹ năng về Java hay cùng với sự hiểu biết về một ngôn ngữ thứ 2 như C++. Nhưng ngày nay số lượng ngôn ngữ lập trình mà bạn có thể phải trang bị bao gồm Python, Ruby, Swift, và Objective-C và đó chỉ có thể coi như một nền tảng cơ bản. Nếu bạn là người đang tìm kiếm công việc trong ngành công nghệ cao thì làm thế nào để hồ sơ của mình có sức cạnh tranh và đảm bảo mình là sự lựa chọn hàng đầu cho công việc mới. Sau đây là vài lời khuyên của công ty tuyển dụng dành cho nhân viên lập trình sản phẩm có thể đáp ứng các xu hướng công nghệ hiện nay.
Di động
Lập trình di động luôn là nhu cầu hàng đầu của các công ty phát triển ứng dụng.
Điện thoại di động ngày càng trở nên quan trọng với sự gia tăng của điện thoại thông minh, và thậm chí xu hướng này có dịp tăng cao nhờ vào thuật toán xếp hạng mới Mobilgeddon của Google. Tính đến ngày 21/4/2015, Google đã thay đổi thuật toán của mình nhằm ưu tiên các trang web có trải nghiệm di động mạnh mẽ.
Điều này khiến một số công ty đua nhau tối ưu hóa thiết kế web đẹp, đáp ứng yêu cầu trải nghiệm di động thân thiện.
 Với tất cả nhu cầu tập trung vào điện thoại di động, sự cần thiết cho iOS và phát triển ứng dụng Android trở thành xu hướng không thể thiếu. Và nó không chỉ là điểm trọng tâm của các công ty hàng tiêu dùng mà sự hiện diện mạnh mẽ điện thoại di động còn rất quan trọng đối với bất kỳ công ty sở hữu trang web. Ngoài ra điều này có ý nghĩa trong tương lai không xa khi hầu hết mọi người dùng có thể chỉ nghĩ đến việc truy cập trang web thông qua thiết bị di động và không muốn bị thất vọng với những trải nghiệm trên một màn hình nhỏ bé.
Điện thoại di động là một thị trường hấp dẫn và đa dạng, như các chuyên gia tuyển dụng đã chỉ ra rằng hầu hết công ty lập trình hích tuyển những người có kinh nghiệm chuyên môn vê phát triển nền tảng điện thoại di động và thị trường sẽ tiếp tục mở ra cho những người được trang bị các kinh nghiệm đối với nhiều dự án liên quan đến iOS hay Android.
Big Data- Dữ liệu lớn
Big Data đòi hỏi các kỹ năng về Hadoop, Storm/Spark..
Trong mọi lĩnh vực, dữ liệu là vua nhưng đồng thời cũng là một người khổng lồ. Các doanh nghiệp đang thu thập một lượng lớn dữ liệu, nhưng vẫn đang có rất nhiều công ty đang trì hoãn trong việc tổ chức nguồn tài nguyên này một cách thiết thực. Có một nhu cầu ngày càng tăng cho các vị trí như nhà phân tích dữ liệu, phân tích hệ thống máy tính và khoa học dữ liệu… Ngoài ra việc tạo ra công việc mới khiến nền tảng dữ liệu trở thành một kỹ năng cần thiết cho những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Trong năm 2014, nhu cầu về kỹ năng dữ liệu lớn tăng hơn 123% dành cho các nhà quản lý dự án CNTT và thấp hơn một chút là 90% dành cho các nhà phân tích hệ thống máy tính. Nhà tuyển dụng cho rằng nhu cầu nhân sự về dữ liệu lớn sẽ tăng mạnh trong năm tới và những kinh nghiệm với kỹ năng về Hadoop, Storm/Spark, NoSQL, Cassandra, Hbase… sẽ được đánh giá cao. Ngôn ngữ lập trình không phải là quan trọng ở đây nhưng hầu hết công ty đang sử dụng Python, Scala, hoặc Java khi xây dựng/xử lý dữ liệu lớn.
Đám mây
Điện toán đám mây đang cần kỹ sư chuyên về việc xử lý dữ liệu.
Với các thiết bị mới, người dùng luôn được nhắc nhở để lựa chọn tham gia vào một số hình thức lưu trữ đám mây, cho dù đó là iCloud, OneDrive, Google Drive, hay Dropbox. Và điện toán đám mây trở thành chủ đề nóng trong các doanh nghiệp với việc thông qua lưu trữ đám mây cũng khiến nhu cầu nhân sự đối với các nhà phân tích dữ liệu hơn và chuyên gia bảo mật trở nên tăng mạnh. Công cụ này khiến cho chúng ta cảm giác rằng với sự gia tăng của các thiết bị di động, tất cả mọi người sẽ truy cập nội dung không biên giới giữa các thiết bị nhằm phục vụ công việc hay dành nhu cầu cá nhân.
Khi đám mây trở thành xu hướng cho doanh nghiệp thì sẽ có một nhu cầu lớn hơn dành cho người lao động công nghệ cao trong lĩnh vực điện toán cũng bảo mật đám mây. Hiện đã có hơn 3,9 triệu việc làm ở Mỹ có gắn liền với điện toán đám mây và với 384.478 doanh nghiệp chỉ tính riêng trong lĩnh vực CNTT. Hiện nay Amazon vẫn là tên tuổi dẫn đầu trong điện toán đám mây doanh nghiệp và góp phần tạo ra xu hướng việc làm cho các kỹ sư trong lĩnh vực này. Nền tảng phần mềm như OpenStack đã tạo đà cho việc nhiều doanh nghiệp di chuyển dữ liệu lên mây và đây kỹ năng được yêu cầu trong việc tuyển dụng cho lĩnh vực này.
Phát triển DevOps
Thu hẹp khoảng cách bằng công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất bằng phát triển DevOps
Các doanh nghiệp đã cố gắng thu hẹp khoảng cách giữa nhà phát triển và nhiều hoạt động để giúp phục vụ tốt hơn cho khách hàng. Theo truyền thống, một khi phần mềm được phát triển "trái tay" với người dùng thì phương thức hoạt động của nó có thể gây thất vọng với người dùng hay khách hàng. Đối với một doanh nghiệp việc phối hợp giữa bộ phận phát triển hệ thống và các bộ phận sử dụng hạ tầng IT có thể giúp thu hẹp phương thức sản xuất từ ý tưởng cho đến việc giao hàng.
Trong thực tế, một cuộc khảo sát năm 2014 của các nhà quản lý CNTT cho thấy những doanh nghiệp chưa được triển khai chiến lược DevOps thì đã có 79% số đó lên kế hoạch để làm vào cuối năm 2015. Với việc áp dụng nhanh chóng và rộng rãi như vậy, nhu cầu về kỹ sư DevOps đang có xu hướng gia tăng. Cơ hội có thể đến với các nhà phát triển trang bị Ruby hay Python (hoặc bất kỳ ngôn ngữ kịch bản hiện đại nào) cũng như các công cụ và công nghệ quản lý/giám sát đám mây có thể giúp hồ sơ của bạn vào Top đầu của nhà tuyển dụng.
Kỹ sư giao diện người dùng
Màn hình của một chuyên gia về UI
Phát triển front-end cũng quan trọng như back-end, và các doanh nghiệp hàng đầu sẽ cần kỹ sư giao diện người dùng để có thể giúp họ tạo ra góc nhìn trực quan và tập trung vào người tiêu dùng di động và ứng dụng web. Cho dù là đối với doanh nghiệp hay ứng dụng người dùng thì kỹ sư giao diện người dùng (UI) được giao nhiệm vụ xây dựng một trải nghiệm liền mạch cho người sử dụng đầu cuối cùng với các nhà thiết kế. Kỹ sư giao diện người dùng sẽ trở nên đặc biệt không thể thiếu để cấu trúc doanh nghiệp hay nhằm tạo ra ứng dụng doanh nghiệp, phần mềm và các ứng dụng di động. Xây dựng nên phần mềm có thể có nhiều phương thức khác nhau nhưng yêu cầu trọng tâm của công việc này luôn là trực quan và thân thiện, và đó là công việc của UI.
Đối với nhà tuyển dụng, kỹ sư giao diện người dùng sẽ cần tập trung vào những sự thay đổi mới nhất của Javascript MVC cũng như Angular.js, Ember.js, Backbone.js, và các kỹ năng ngôn ngữ liên quan khác.
Nguồn:
Được tạo bởi Blogger.